Khói nhang muỗi chứa hoá chất tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh, Vậy khói nhang muỗi có độc?

Mùa hè là thời điểm muỗi sinh trưởng nhanh, nhiều gia đình diệt muỗi bằng cách đốt nhang muỗi được làm từ thành phần hóa học gây hại đến sức khoẻ.

1. Nhang muỗi được làm từ nguyên liệu thiên nhiên

  • Thông thường, nhang muỗi được làm từ các chất liệu tự nhiên như cây tre, cây lá, các loại dầu thơm như citronella và eucalyptus, bột gỗ, bột vỏ dừa, bột hương, chất kết dính, thuốc nhuộm, chất oxy hóa... Trong đó hợp chất axit este pyrethrin tự nhiên, có khả năng diệt sâu bọ, chiếm khoảng 0,3-0,4% khối lượng.

2. Nhang muỗi được làm từ nguyên liệu hoá học

  • "Nguồn nguyên liệu trong tự nhiên để làm nhang này ngày nay hiếm", ngày nay nhiều loại nhang làm từ thành phần hóa học nhằm tăng hiệu suất diệt và đuổi muỗi. Trong đó một số loại nhang trong thành phần có 0,25% là pyrethroid - hóa chất diệt côn trùng, sâu bọ, thường được dùng trong thuốc trừ sâu. Hóa chất này có thể gây tổn thương các tế bào phế nang phổi, biến đổi gene nếu tiếp xúc nhiều.
  • Nhiều loại chứa chất độc S-2 (octachlorodipropyl ether), khi đốt cháy bay hơi và phân hủy thành bis (chloromethyl) ether. Đây là chất gây ung thư phổi mạnh, có thể gây độc qua tiếp xúc với da, mắt, đường hô hấp.
  • Khói phát thải từ nhang làm bởi thành phần hóa học còn chứa nhiều khí độc CO, CO2, NO2, SO2, formaldehyde. Chúng cũng có hợp chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại như benzene, toluene, xylene, aldehyd và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) kèm theo một số kim loại nặng như chì, sắt, magie...

3. Nguy cơ độc tố từ nhang muỗi

  • Tuy nhiên, dù được làm từ các thành phần tự nhiên, việc đốt cháy nhang muỗi vẫn tạo ra khói và hương thơm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Nhất là đối với những người có các vấn đề về hệ hô hấp như hen suyễn hoặc dị ứng.
  • Khói từ việc đốt cháy nhang muỗi có thể kích thích phế quản, từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của những người có bệnh đường huyết không ổn định, hoặc các bệnh lý về huyết áp, ví dụ như cao huyết áp. Ngoài ra, việc ngửi nhang muỗi trong khoảng thời gian dài có thể gây chóng mặt, nhức đầu hoặc buồn nôn.
  • Do đó, việc sử dụng nhang muỗi cần được thực hiện một cách cẩn thận, đặc biệt là trong các không gian kín đáo hay khi sử dụng trong thời gian dài. Để giảm thiểu nguy cơ này, việc thông thoáng không gian và hạn chế thời gian sử dụng nhang muỗi có thể là giải pháp tốt để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

4. Những cách phòng chóng muỗi hiệu quả

  • Để phòng chống muỗi chúng ta nên lấp các ao tù đọng nước, đậy chặt nắp bể nước, chum, vại. Thường xuyên cắt tỉa cây cỏ quanh khu vực sống, phát quang bụi rậm, không để chúng mọc um tùm. Dọn dẹp nhà cửa và các khu vực xung quanh luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, ngăn nắp.
  • Buổi tối, gia đình nên đóng cửa chính và cửa sổ để ngăn muỗi, đồng thời bật đèn, quạt máy, sử dụng vợt bắt muỗi, tinh dầu tự nhiên để xua muỗi.
  • Lắp cửa lưới chống muỗi cũng là cách xua đuổi loại côn trùng này an toàn.
  • Tránh mặc quần áo tối màu để không thu hút muỗi. Mắc màn khi ngủ. Trồng một số loại cây chống muỗi như bạc hà, húng quế, hương thảo... quanh nhà, trước các cửa. Phun định kỳ thuốc diệt muỗi sinh học quanh khu vực sống.
  • Nếu sử dụng nhang muỗi, nên chọn loại có thành phần tự nhiên, tuy nhiên không nên lạm dụng. Cần đốt nhang ở những khu vực thông thoáng, tránh đốt trong phòng kín và đặt xa vật dụng dễ cháy. Không dùng khi gia đình có người đang mắc bệnh hô hấp hoặc tiền sử bệnh hen.

 

0985.36.88.33