Dâu tằm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Dâu tằm được trồng phổ biến tại các khu vực có nhiệt độ thích hợp là 25-32 °C, như các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Bắc bán cầu.

Là loài thân cây gỗ từ nhỏ đến nhỡ, lớn nhanh, chiều cao trung bình 15–20 m. Vòng đời của cây 8-12 năm, hoặc có thể lên đến 50 năm. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2–3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10–30 cm và rộng theo tán cây.

Dâu tằm ra hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7, ở Việt nam và Trung Quốc đều có Cây được trồng khắp nơi trong lấy lá nuôi tằm, làm thuốc. Cây dâu được trồng để lấy lá nuôi tằm, quả nấu rượu và làm thuốc. Lá, vỏ rễ và quả như lá non hoặc bánh tẻ thu hái vào đầu mùa hạ. Vỏ rễ thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô. Quả hái khi chín.
 

1. Thành phần dinh dưỡng của trái dâu tằm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100 gram dâu tằm có thể cung cấp bảng thành phần dinh dưỡng cụ thể như sau:

  •     Năng lượng: 43 calo
  •     Nước: 87,68g
  •     Đường: 8.1 gram
  •     Carbohydrate: 9.8 gram
  •     Chất xơ: 1.7 gram
  •     Chất béo: 0.39g.
  •     Protein: 1.4 gram
  •     Bão hoà: 0.03 gram
  •     Không bão hoà đa: 0.21 gram
  •     Không bão hoà đơn: 0.04 gram
  •     Omega-6: 0.21 gram
  •     Vitamin C: 36.4 microgram
  •     Canxi: 39 mg
  •     Sắt: 1,85 mg
  •     Magie: 18 mg
  •     Photpho: 38 mg

2. Thành phần hóa học

  • Lá dâu: Chứa acid amin tự do (phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic …); protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ : succinic, propionic, isobutyric …., tanin. 
  • Cành, thân dâu: Chứa Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, morin, dihydromorin, dihydrokaempferol, maclurin.
  • Quả dâu: Chứa Anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, C, tanin, protit và acid hữu cơ.
 

3. Tác dụng của quả dâu tằm

  • Hạ cholesterol: Cholesterol trong máu tăng cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nếu dù dâu tằm thường xuyên sẽ giúp giảm cholesterol và chất béo dư thừa. Dâu tằm còn có thể giảm chất béo trong gan, ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. 
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Dâu tằm chứa hợp chất 1 deoxynojirimycin (DNJ), chất ức chế một loại enzyme trong ruột phá vỡ carbs, một loại đường làm tăng mức đường huyết nhanh chóng gây nguy hiểm cho những người bị bệnh tiểu đường. Chính vì thế quả dâu tằm rất có lợi trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Dâu tằm là loại quả giàu chất xơ hòa tan vì vậy nếu bạn ăn dâu tằm sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Thường xuyên uống nước dâu tằm sẽ giúp cho hệ miễn dịch của bạn hoạt động hiệu quả hơn vì chứa vitamin C.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Vitamin C là một vũ khí phòng thủ mạnh mẽ giúp gia tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Vì vậy bạn chỉ cần một khẩu phần nhỏ dâu tằm cũng gần như cung cấp đủ nhu cầu vitamin C cho cơ thể trong ngày, giúp cơ thể khỏe mạnh, có một vũ khí mạnh để chống lại bệnh tật.
  • Ngăn ngừa lão hóa sớm: Dâu tằm có chứa nhiều vitamin A, C, E cùng với các thành phần carotenoid như lutein, beta carotene, zeaxanthin, và alpha carotene. Những chất này giúp chống lại quá trình oxy hóa, chống lại sự tấn công của các gốc tự do giúp cho da mịn màng, tóc đen bóng và khỏe mạnh.
  • Xây dựng mô xương: Dâu tằm chứa vitamin K, canxi và sắt. Đây là sự kết hợp tốt nhất của các chất dinh dưỡng để duy trì và xây dựng các mô xương chắc khỏe. Các chất dinh dưỡng này giúp xương đảo ngược các dấu hiệu thoái hóa xương, ngăn ngừa những rối loạn xương như loãng xương, viêm khớp…
  • Tốt cho tim mạch: Uống nước dâu tằm thường xuyên sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa hiệu quả các vấn đề về tim mạch. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa, polyphenol hay flavonoid trong nước dâu tằm cũng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho hệ tim mạch phát triển khỏe mạnh, giúp duy trì lưu lượng máu ổn định và ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ...
 

4. Quả dâu tằm làm món ăn gì?

Quả dâu tằm là một nguyên liệu tuyệt vời để tạo ra nhiều món ăn ngon miệng và bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số món ăn phổ biến được chế biến từ quả dâu tằm

4.1 Món tráng miệng

  • Mứt dâu tằm: Nấu dâu tằm với đường và một chút chanh, mứt này có thể ăn kèm với bánh mì hoặc làm nhân bánh.
  • Sinh tố dâu tằm: Kết hợp dâu tằm với sữa chua và chút mật ong, tạo ra một ly sinh tố bổ dưỡng.
  • Bánh ngọt dâu tằm: Dùng dâu tằm tươi hoặc mứt dâu tằm làm nhân bánh ngọt, tạo hương vị độc đáo.
  • Kem dâu tằm: Làm kem từ dâu tằm tươi, tạo ra món tráng miệng mát lạnh và thơm ngon.

4.2 Đồ uống

  • Nước ép dâu tằm: Ép dâu tằm tươi để lấy nước uống, có thể thêm một chút đường hoặc mật ong để tăng vị ngọt.
  • Rượu dâu tằm: Lên men dâu tằm để tạo ra rượu, một loại đồ uống truyền thống với hương vị đặc trưng.
  • Trà dâu tằm: Pha trà từ lá dâu tằm khô hoặc dâu tằm tươi để có một thức uống thanh mát và bổ dưỡng.

4.3 Món ăn chính

  • Salad dâu tằm: Kết hợp dâu tằm với rau sống, hạt dẻ và phô mai, tạo ra món salad tươi mát và lạ miệng.
  • Sốt dâu tằm: Làm sốt từ dâu tằm để ăn kèm với thịt nướng hoặc các món ăn chính khác, tạo hương vị độc đáo.

0985.36.88.33